TIN TỨC


CÁC THÀNH PHẦN TRONG MỸ PHẨM DỄ GÂY DỊ ỨNG DA


Lượt xem: 9187

A/ LOẠI THÀNH PHẦN THỨ 1 DỄ GÂY DỊ ỨNG: PARABENS

Hai chất thường thấy nhất dễ gây dị ứng da có là parabens (axit hydroxybenzoic este) và MIT/CIT (methyllisothiazolinone / methyl chloride isothiazolin-one) do cả hai chất bảo quản này được sử dụng trong khá nhiều thành phần.

1. Methyl p-hydroxybenzoate (menthylparaben)

Các nghiên cứu báo cáo sự nguy hại về mỹ phẩm chứa paraben nồng độ cao có thể gây ra viêm da tiếp xúc, hiện tượng kích ứng da. Các nghiên cứu khác cho biết, paraben có thể tích lũy trong cơ thể người, làm tăng nguy cơ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú và ung thư tử cung. Ngoài ra, các bác sĩ đã tìm ra ở rất nhiều các bệnh nhân ung thư vú có chứa một số lượng lớn các este paraben dư lại.

2. Ethylparaben

Ethyparaben là một trong những chất bảo quản được sử dụng nhiều nhất trong nhóm parabens. Nó ức chế tế bào vi khuẩn enzym hô hấp cùng hoạt động vận chuyển của các enzym, cùng lúc phá vỡ màng tế bào các cơ quan vi khuẩn. Từ đó có tác dụng hiệu quả trong việc kháng khuẩn, nấm mốc, nấm men và vi khuẩn. Trong quá trình giết chế các vi khuẩn có hại cũng sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi, dẫn đến khả năng miễn dịch của da giảm đi, dẫn đến việc dị ứng, tăng nếp nhăn trên da và chức năng phục hồi da cũng suy giảm, nếu có mụn hình thành rất dễ để lại sẹo.

3. Methylisothiazolinone

Methylisothiazolinone (MIT) được sử dụng như một chất bảo quản hiệu quả rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm chăm sóc cá nhân (kem đánh răng, dầu gội, xà phòng…). Các nghiên cứu về chất này trong việc dị ứng da và gây tổn hại cho đôi mắt nếu tiếp xúc, bởi vì nó được thêm vào mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày như một loại thuốc diệt nấm. Bởi vậy, chọn được một sản phẩm có chất lượng và nồng độ đạt tiêu chuẩn an toàn là điều quan trọng ở đây.

4, Chloro-metylisothiazolinone

Chloro-metylisothiazolinone hay Methylisothiazolinone (MIT) là một chất bảo quản, nghiên cứu cho thấy nó có thể gây ra dị ứng da, nhưng đây là loại paraben ít gây dị ứng da nhất, nhẹ nhàng hơn rất nhiều các loại parabens khác, tuy nhiên những làn da vô cùng nhạy cảm vẫn nên lưu ý.

5. Sodium benzoate

Chất bảo quản này thường được sử dụng rộng rãi, sử dụng trong một thời gian dài gây ra dị ứng cho da, có khả năng gây ra ung thư da.

6. Benzoic acid

Acid benzoic và muối Na của nó có thể sử dụng như một chất làm đặc, kem đánh răng, thạch mứt, hoặc các thực phẩm khác. Ngoài ra, còn có thể làm thuốc nhuộm, mực in hoặc những sản phẩm cần có màu sắc khác. Có thể được sử dụng trong chế biến thuốc và thuốc nhuộm màu như một dạng liên kết trung gian, hay như một chất làm dẻo hay hương liệu tổn hợp, cũng có thể làm chất phòng ngừa gỉ thép. Acid Benzoic đối với làn da gây kích ứng nhẹ, hơi của nó đối với đường hô hấp, mắt và da gây ra kích ứng, gây ra tổn hại tới môi trường sống, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.

7. Dehydrogenated acetic acid

Dehydroacetic Acid có Natri Dehydroacetat  đời thứ hai, cùng Kali Sorbate là các chất bảo quản thế hệ mới, đối với nấm mốc, nấm men, vi khuẩn có khả năng ức chế tốt hơn các thế hệ tiền nhiệm.

8. Postassium sorbate

Có tính kháng khuẩn cao, làm ức chế vi khuẩn, nấm, nấm men, đặc biệt là khả năng kháng lại nấm rất tốt. Được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm và dược phẩm…  Kali sorbate được sử dụng lượng lớn cả trong và ngoài nước, mặc dù không tìm thấy sự nguy hại cho cơ thể người và khả năng gây ngộ độc, nhưng trong các thí nghiệm trên động vật về chất này lại cho thấy khả năng gây ung thư cao.

9. Sorbic Acid

Sorbic Acid là một chất bảo quản, từ chiết xuất của trái thanh lương trà (Sorbus pohuashenensis – thực vật có hoa trong họ hoa hồng), cũng có thể do chiết xuất trong quá trình nhân tạo tổn hợp mà thành, nó có rủi ro khả năng gây dị ứng cho da.

10. Sodium dehydroacetate

Ức chế vi khuẩn, nấm, nấm men rất tốt, chỉ sau: sodium benzoate, parabens, kali sorbate… các chất bảo quản thế hệ mới.

11. 2-bromo-2-nitro-1, 3-propanediol

Đây là chất bảo quản trong mỹ phẩm, được thêm vào trong các sản phẩm: dầu gội, xà phòng, sản phẩm cá nhân có mùi thơm, và các mỹ phẩm khác, nó vô cùng độc hại đối với làn da, có thể gây ngộ độc khi nuốt phải. Nó tạo ra dị ứng cho da và đường hô hấp, tổn thương nghiêm trọng cho mắt khi chứa trong các sản phẩm eye care. Đặc biệt, nó vô cùng độc hại cho các sinh vật sống dưới nước khi được thải ra: ao, hồ, sông, suối, biển…

12. 5-bromo-5-nitro-1, 3-dioxan

Thành phần trong mỹ phẩm, có thể thông qua làn da hấp thụ vào bên trong cơ thể, khi hấp thụ vào trong cơ thể người có tác dụng lưu trữ và tồn tại, nó tạo ra dị ứng và kích thích đường hô hấp, làn da, nhãn lực của mắt, có thể gây tổn thương cho gan, thận làm chậm quá trình đào thải của chúng, và cũng gây tổn thương hệ thần kinh.

13. Quaternary ammonium salt-15

Là một chất bảo quản có thể giải phóng formaldehyde khử trùng diệt khuẩn. FDA (Mỹ), Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã chỉ ra forrmaldehyde là một chất gây ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới, IARC và Cục quản lý độc tố quốc gia Mỹ đều nhận định việc tiếp xúc với forrmaldehyde có thể là nguyên nhân gây ra bệnh máu trắng. Quaternary ammonium salt-15 và forrmaldehyde là nguyên nhân gây ra sự kích ứng mạnh mẽ, tạo ra triệu chứng mẩn ngứa, viêm ra nặng nề cho da.

14. Hydantoin

Các hydantoin DMDM có thể trong quá trình sản xuất, hoặc lưu trữ, sử dụng thành phần này vô tình phân hủy làm giải phóng ra formaldehyde có hại (tác hại như đã nói ở mục 13).

15. Benzyl Alcohol

Là alcohol có tác dụng gây tê, đối với mắt, đường hô hấp, và làn da có khả năng kích ứng. Ở liều lượng cao dẫn đến đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, kích ứng đường tiêu hóa, co giật, hôn mê. Nó có độc và mang tính kích ứng.

16. Phenoxyehtanol

Là dẫn xuất của benzen – một chất bảo quản. Benzen là một thành phần độc hại, thường xuyên sử dụng sẽ dẫn đến các mô da bị hư hỏng, đồng thời sẽ lưu lại trên da trong thời gian dài, độc tố tích tụ lại lâu ngày gây ra ung thư da, bạn nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần này.

17. Bis (imidazolidiny urea)

Được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, kem dưỡng, mặt ong, dầu xả, mỹ phẩm dạng sữa lỏng, cùng các sản phẩm trang điểm cho vùng mắt, hay các sản phẩm chống nắng hay có thể rửa trôi. Thành phần này gây ra sự giải phóng formaldehyde, gây hại cho làn da và cơ thể con người.

18. Iodine propyne n-butyl carbamate

Đây là một chất hóa học, dùng chủ yếu trong sản phẩm trang điểm, sản phẩm dùng cá nhân hàng ngày, hoặc dầu gội để đem lại tác dụng trị gàu ngứa da đầu, nhưng còn có khả năng là chất bảo quản để giết chết vi khuẩn (bao gồm cả vi khuẩn có lợi).

Ngoài những thành phần trên còn rất nhiều thành phần bảo quản khác, chỉ là chúng ít dùng và các thành phần trên được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn.

B/ LOẠI THÀNH PHẦN THỨ 2 DỄ GÂY DỊ ỨNG: FATTY ACID

Rõ ràng như mọi người vẫn biết acid béo là những acid có lợi cho làn da, nhưng tại sao những loại dầu dưỡng da chứa đầy ắp những acid béo vẫn được nhà sản xuất đưa ra chỉ số kích ứng da nhẹ, hay như dầu Rosehip Oil vẫn gây nổi mụn và breakout?

Acid béo cũng phần nào có tác động lên con người, hiện tượng dị ứng do acid béo gây ra chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Thường gặp nhất trong các acid béo có thể gây dị ứng là: steraic acid, nhưng myristic acid, palmitic acid, thậm chí oleic acid cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng cũng có liên quan mật thiết tới công thức các hãng chế biến sản phẩm chăm sóc da của họ, bởi vậy mà càng khó khăn tìm đc ra nguyên nhân triệt để.

Giải pháp ở đây vẫn là nên dùng những loại dầu dưỡng da chứa acid béo nguyên chất để khả năng dị ứng đạt mức thấp nhất có thể.

C/ LOẠI THÀNH PHẦN THỨ 3 DỄ GÂY DỊ ỨNG: PARFUM VÀ ESSENTIAL OILS

Parfum và Essential Oils là thành phần có trong nhóm có khả năng dễ gây dị ứng nhất. Liên minh Châu Âu đã đưa ra yêu cầu, khi sử dụng những sản phẩm chăm sóc có chứa những chất này, cần liệt kê ra nồng độ 26 loại thường gây dị ứng nhất (nếu có những chiết xuất đó). Sau đây là danh sách những loại parfum và essential oils dễ gây dị ứng nhất.

1. Pentyl cinnamaldehyde

Là một chất lỏng màu vàng xanh trong suốt, là hóa chất có mùi hương hoa nhài thơm dịu, một dạng parfum, đối với làn da có khả năng kích ứng.

2. Cinamyl Alcohol

Sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm và xà phòng thơm, thường sử dụng chung với phenyl acetaldehyde, có tính kích ứng đối với làn da.

3. Citral

Giúp che đậy bớt mùi nồng khó chịu của sản phẩm, có mùi hương chanh thơm mát, thành phần này có thể gây ra dị ứng tiếp xúc.

4. Eugenol

Là essential oils thường được sử dụng làm chất dẫn mùi, sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mang tính hấp thụ tia UV (kem chống nắng hóa học…), là thành phần giảm đau và chất bảo quản, dùng với liều lượng cao gây ra rối loạn nhịp tim, chóng mặt, tiêu chảy, nôn mửa, hôn mê và co giật cùng các triệu chứng khác. Đối với làn da gây ra viêm da và các triệu chứng dị ứng da khác.

5. Hydroxy citronellal

Là hóa chất gây kích ứng da và mắt

6. Benzyl salicylate

Là este acid benzyl, sử dụng trong xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, kem chống nắng, hương liệu. Thành phần này có tính kích ứng cho làn da

7. Coumarin

Như một parfum, thành phần này cũng gây kích ứng cho làn da.

8. Geraniol

Là một chất hóa học hữu cơ, sử dụng rộng rãi trong nước hoa chúng ta xịt hàng ngày.

9. New lily aldehyde

Tên khoa học là butylphenylmethyl propionaldehyde, là một trong 26 thành phần được Liên minh Châu Âu cho là có hại cần được liệt kê rõ nồng độ ra.

10. Anise alcohol

Là một thành phần hoa học tổng hợp, sử dụng như mùi hương trong sản phẩm.

11. Cinnamic acid benzyl ester

Thành phần này là hương liệu từ este hợp thành, chủ yếu dùng trong các phối phương parfm của Châu Á, cologne nhân tạo, có tính kích ứng cho làn da.

12. Acetyl alcohol

Thành phần này cần được sử dụng hạn chế vì chứa nhiều tạp chất, khả năng dị ứng cao.

13. Butylphenylmethylaldehyde

Ở làn da nhạy cảm, thành phần này có thể gây ra viêm da tiếp xúc.

14. Linolool

Thường chứa trong hương liệu tổng hợp. Các nhà khoa học cho rằng Linalool nhiều có thể khiến tâm trạng tồi tệ hơn, trầm cảm, dễ mắc bệnh hô hấp, thậm chí đe dọa tính mạng người sử dụng.

15. Benzyl benzoate

Sử dụng như xạ hương nhân tạo, làm dung môi hương Va-ni, parfum định hình các loại mùi như: ylang ylang… để điều chế mùi hương. Nó có tính kích ứng làn da và tạo màng nhầy.

16. Citronella

Liên minh Châu Âu quy định nghiêm cầm sử dụng làm trong các loại mỹ phẩm.

17. Hexyl cinnamaldehyde

Dùng như parfum liên kết, dùng nhiều nhất trong các loại dầu gội, dầu xả tạo mùi hương, mang tính ăn mòn da.

D/ KẾT LUẬN

Đối với các thành phần chỉ là danh sách tham khảo để mọi người lưu ý, nếu chẳng may sản phẩm bạn đang sử dụng có chứa những thành phần như vậy hãy xem xét kỹ nồng độ rồi hãy quyết định, nếu vẫn nằm trong mức cho phép nó vẫn là an toàn.

Khả năng kích ứng khi chứa thành phần nào trên da bạn cũng do sự cấu thành khác nhau ở mỗi cá thể nữa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn.

Nếu yêu thích đừng quên LIKE và SHARE nhé!

Nguồn : ST

Tin tức khác